Hiện nay, toàn tỉnh đã xây dựng 93 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đối với các sản phẩm chủ lực, đặc trưng: chè, bưởi, chuối, rau, gạo, hồng không hạt, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản, sản phẩm OCOP… của 93 chủ thể (35 doanh nghiệp, 45 hợp tác xã, tổ hợp tác, 13 hộ kinh doanh cá thể); 100% sản phẩm tham gia chuỗi được chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng an toàn, có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng tốt yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, trong đó có 37,6% cơ sở có sản phẩm được chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến (VietGAP, HACCP, ISO…); giá trị sản phẩm sau khi tham gia chuỗi cao hơn từ 15 - 20% so với sản phẩm chưa tham gia sản xuất theo chuỗi.
Các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn được hình thành và hoạt động ổn định đã góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đạt chuẩn, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của người dân trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm an toàn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Ngày 23/5/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1865/KH-UBND về Phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Mục tiêu đến năm 2050 tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả đối với các chuỗi cung cấp thực phẩm nông, sản, thủy sản an toàn hiện có; xây dựng và phát triển mới các chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, bình quân mỗi huyện, thành, thị xây dựng 3 - 4 chuỗi cung cấp thực phẩm nông sản an toàn. Phấn đấu giá trị sản lượng tăng 30% so với năm 2022; tỷ lệ cơ sở có sản phẩm được chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến (VietGAP, HACCP, ISO…) đạt trên 70%; 100% sản phẩm tham gia chuỗi được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc; 100% chủ thể tham gia chuỗi được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, tổ chức sản xuất, phát triển thị trường…
Chi tiết Kế hoạch xem tại đây!
BBT